Tobramycin có tên hoạt chất cũng là Tobramycin và nó thuốc về phân nhóm thuốc kháng sinh với những thông tin chính như sau:
MỌI THÔNG TIN CẦN TÌM VỀ THUỐC TOBRAMYCIN
1. Chỉ định
Thuốc Tobramycin được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn xương, đường niệu, máu, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh TW, mắt, đường hô hấp, hệ tiêu hóa, các mô mềm…
Ngoài ra thuốc có thể được chỉ định cho nhiều mục đích điều trị khác nhưng chưa được liệt kê trong bài viết. Để hiểu rõ hơn bệnh nhân vui lòng liên hệ bác sĩ.
Tobramycin chính là thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside
2. Chống chỉ định
Thuốc Tobramycin không được dùng cho các trường hợp bao gồm: Đối tượng bị mẫn cảm hoặc dị ứng cùng tobramycin hay những loại kháng sinh tương tự. Đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 6 tuổi không được dùng thuốc Tobramycin.
3. Dạng bào chế cùng hàm lượng
Thuốc được bào chế với những dạng như sau: Thuốc dùng để hít theo yêu cầu, thuốc dùng nhỏ mắt 0.3% cùng với dung dịch tiêm 80mg.
https://dakhoahoancautphcm.vn/thuoc-tay-y-272
3. Cách dùng
Bệnh nhân đọc kỹ hướng dẫn ở trên nhãn dán, ở tờ HDSD hoặc tham khảo theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng. Lưu ý cần dùng đúng liều lượng quy định tùy vào mức độ nhiễm khuẩn cũng như khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Ngoài ra người bệnh cũng có thể thực hiện một số các xét nghiệm từ đó có được liều dùng cho phù hợp.
Thuốc Tobramycin hoạt động tốt nếu hàm lượng duy trì ổn định trong cơ thể. Do vậy bệnh nhân nên dùng thuốc ở thời gian đều nhau. Tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc Tobramycin ngay cả khi triệu chứng bệnh lý thuyên giảm. Vì điều này dễ khiến cho vi khuẩn có khả năng phát triển tiếp tục và tăng nguy cơ tái nhiễm.
Nếu bệnh tiếp diễn hoặc ngày càng xấu đi khi dùng thuốc Tobramycin cần thông báo ngay với bác sĩ.
Cụ thể cách dùng các dạng của Tobramycin:
► Với dạng thuốc tiêm: Bệnh nhân sẽ được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mỗi liều thuốc thường sẽ cách nhanh khoảng 8 giờ đồng hồ.
► Với dạng thuốc hít: Bệnh nhân sẽ được dùng kèm dạng dụng cụ phun sương nếu là dung dịch hít. Hoặc nếu là bột hít khô sẽ được dùng với thiết bị Podhaler.
► Với dạng thuốc nhỏ mắt: Bệnh nhân dùng thuốc không quá 15 ngày kể từ ngày đầu tiên mở nắp. Và đồng thời không được dùng đồng thời cho nhiều người để tránh lây nhiễm chéo.
► Liều dùng thuốc Tobramycin: Tùy vào độ tuổi, sức khỏe, bệnh lý bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng phù hợp. Dưới đây là liều dùng của Tobramycin được nhà sản xuất quy định và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ.
4. Tác dụng phụ
Dùng thuốc Tobramycin điều trị thì bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số những tác dụng phụ như sau:
► Tác dụng phụ phổ biến: Chảy máu mũi, Khó thở, Sốt, Sổ mũi, Hắt xì, Nghẹt mũi, Thay đổi giọng nói.
► Tác dụng phụ ít gặp: Đi ngoài phân đen, Đau ngực, Ớn lạnh, Ù tai, mất thính lực, Tiểu đau, tiểu khó khăn, Viêm họng, Lở loét hoặc xuất hiện các đốm trắng trên môi, miệng, Tức ngực, Chảy máu bất thường, Bầm tím, Mệt mỏi, yếu cơ.
► Tác dụng phụ hiếm gặp: Ho, Tim đập nhanh, Khàn tiếng, Đau hoặc sưng các khớp, Đau miệng hoặc cổ họng, Thở mạnh, Đỏ da, Sưng bí mặt, mắt, môi, tay, chân, Khó nuốt.
Tư vấn của chuyên gia:
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân không được tự ý mua thuốc Tobramycin về sử dụng. Khi dùng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Thông tin liên quan đến thuốc Tobramycin được chia sẻ ở trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân cần tư vấn hỗ trợ vui lòng tham khảo theo chỉ định của bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời!
https://dakhoanguyentrai.vn/tieu-buot-nam-dau-hieu-tiem-an-nhieu-can-benh-nguy-hiem.html