Bất cứ sự bất thường nào của con yêu cũng khiến cha mẹ lo lắng, đặc biệt là các cặp đôi mới có con lần đầu. Trong đó, trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều là tình trạng thường gặp khiến cha mẹ hốt hoảng. Để có kiến thức trong phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc con khỏe mạnh, cùng đi vào tìm hiểu 7 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều đã được các chuyên gia y tế tổng hợp.
7 NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ SƠ SINH HẮT HƠI NHIỀU - CHA MẸ CẦN BIẾT
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hắt hơi nhiều. Dưới đây là nhóm 7 nguyên nhân thường gặp nhất cha mẹ nên nắm rõ.
(1) Phản xạ tự nhiên của cơ thể trước yếu tố môi trường
Hắt hơi nhiều ở trẻ có thể là do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm môi trường; các sợi thần kinh khứu giác ở niêm mạc mũi phản ứng lại và bị kích thích, dẫn tới hắt hơi liên tục. Tình trạng này sẽ thuyên giảm khi trẻ dần thích nghi được với môi trường bên ngoài.
(2) Cấu trúc mũi nhỏ
Đối với trẻ sơ sinh thì cấu trúc mũi ban đầu nhỏ, điều này đồng nghĩa với đường thở hẹp hơn nên rất dễ thu hút các hạt bụi từ bên ngoài vào trong mũi dẫn đến hiện hiện bít tắc đường thở. Chính vì vậy, hắt xì hơi cũng là cách để tống khứ chất nhầy ra bên ngoài, làm sạch tạp chất trong mũi và làm thông thoáng đường thở.
(3) Trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều do lỗ mũi bị nghẹt
Trong quá trình sinh hoạt cũng như chăm sóc trẻ, nếu mẹ không biết cách làm sạch nhầy, gỉ mũi cho trẻ thì sẽ gây bít tắc khoang mũi khiến trẻ khó chịu. Và hắt hơi lúc này là cách để tống khứ chất nhầy ra ngoài giúp trẻ thở dễ hơn.
Bên cạnh đó, việc cho con bú hoặc khi bế trẻ làm mũi của trẻ vô tình bị ấn, ép vào cơ thể người mẹ nên bị xẹp xuống và thường thì sẽ gây nghẹt mũi một bên, gây cản trở cho việc thở của trở. Do đó, hắt hơi cũng là cách làm giảm đi sự khó chịu, thoát khỏi sự tắc nghẽn ở mũi.
(4) Do phản ứng với một số dị ứng hoặc do viêm mũi dị ứng
Dị ứng cũng là nguyên nhân rất thường gặp khiến trẻ thường xuyên bị hắt xì hơi. Biểu hiện thường thấy là khi tiếp xúc/ ở gần với các tác nhân gây dị ứng (có thể là phấn hoa, lông động vật, bụi, vải, côn trùng…) thì trẻ bị hắt hơi liên tục
(5) Do mũi khô khiến trẻ thường xuyên hắt hơi
Ở trẻ sơ sinh, niêm mạc mũi còn yếu, các sợi dây cảm giác ở dưới niêm mạc dễ bị kích thích; dịch nhầy trong mũi rất dễ bị khô, gây cảm giác ngứa mũi khó chịu. Đặc biệt, khi cho trẻ ở trong phòng máy lạnh hoặc thời tiết thay đổi, vào mùa đông thì không khí khô hơn bình thường, lúc này niêm mạc mũi trẻ cũng khô hơn, điều này sẽ làm trẻ hắt hơi thường xuyên.
(6) Hít phải các chất kích thích hoặc độc hại trong không khí
Một số chất có mùi nặng như nước hoa, xịt phòng hoặc khói thuốc lá độc hại… cũng là nguyên nhân khiến mũi của trẻ bị kích ứng, hắt hơi.
Ngoài ra, ở một số trẻ bị nôn trớ, sữa cũng có thể xâm nhập vào lỗ mũi và gây kích ứng niêm mạc mũi; trong khi đó trẻ còn quá nhỏ không thể xì mũi/ khịt mũi để loại bỏ tạp chất nên hắt hơi chính là cách duy nhất giúp loại bỏ tạp chất và sự khó chịu ở mũi.
(7) Trẻ bị cảm lạnh gây hắt hơi
Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu rất dễ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, điển hình là dễ bị virus tấn công gây cảm lạnh. Cha mẹ cần chú ý tới các triệu chứng của các bệnh đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ như: hắt hơi nhiều, ho, chảy nước mũi… và đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.
https://dakhoahoancautphcm.vn/khoa-mui-242/
HẮT HƠI NHIỀU Ở TRẺ SƠ SINH CÓ SAO KHÔNG?
Hắt hơi là tình trạng phổ biến gặp ở cả người lớn và trẻ em. Hắt xì hơi ở trẻ sơ sinh cũng là một hiện tượng phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống khứ các bụi bẩn và dịch nhầy ra ngoài, làm thông thoáng đường thở. Đây được xem là hiện tượng bình thường và có lợi.
Chuyên gia y tế Joel Forman (PGS khoa nhi làm việc tại New York (Mỹ) giải thích “Thông thường, khi trẻ mới sinh ra sẽ thở bằng mũi cho đến khoảng 3-4 tháng tuổi thì trẻ mới biết thở bằng miệng. Do đó, lúc này bé cần được làm sạch mũi thường xuyên và hắt hơi chính là hiện tượng phổ biến thường gặp”
Bên cạnh đó, các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên các bậc cha mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp phòng tránh các bệnh đường hô hấp cho trẻ bằng cách:
➧ Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên; mở cửa sổ thường xuyên để không khí thông thoáng.
➧ Tránh để trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm (khói thuốc lá) hoặc các vật nuôi
➧ Rửa tay sạch sẽ trước khi bế trẻ; hoặc nếu cẩn thận thì nên sử dụng chất khử trùng
➧ Tránh để trẻ nằm trong phòng máy lạnh quá lâu hoặc nằm trực tiếp nơi có máu quạt thổi vào đầu, mũi.
➧ Có thể sử dụng thêm máy xông mũi họng loại dành cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa khô mũi
➧ Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ; đặc biệt là khi có dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ hoặc bị cảm/ sốt để được bác sĩ khám và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
https://narihealthyinlife.wordpress.com
https://narihealthy.over-blog.com
https://tracuuthuocdongtayy.blogspot.com/