Liên hệ tư vấn

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Sơ lược về cách dùng thuốc Cefprozil

0
Nhắc đến nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng thì chắc chắn rằng chúng ta không thể nào bỏ qua thuốc Cefprozil. Sản phẩm được chỉ định điều trị nếu bệnh nhân bị các chứng nhiễm trùng như là viêm da, viêm tai giữa hoặc viêm xoang. Để biết rõ hơn cách dùng cùng công dụng của thuốc Cefprozil mời bạn theo dõi nội dung bài viết sau!

THÔNG TIN CƠ BẢN THUỐC CEFPROZIL

Cefprozil chính là loại thuốc kháng sinh và nó được chỉ định điều trị các tình trạng liên quan đến nhiễm trùng. Tên chung của thuốc là Cefzil và nó bao gồm một số thông tin quan trọng như sau:

1. Thành phần bên trong

Thuốc Cefprozil có chứa thành phần chính là Cefprozil.

2. Công dụng của thuốc

Là thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2. Thuốc hoạt động dựa vào cơ chế gây suy yếu thành tế bào vi khuẩn để tiêu diệt chúng. Thường sẽ được chỉ định điều trị tình trạng xoang, tai, bàng quang, da hoặc nhiễm trùng cổ họng.
Nhưng lưu ý Cefprozil chỉ có tác dụng điều trị với vi khuẩn mà không hiệu quả với virus. Do vậy nếu lạm dụng thuốc cho các mục đích khác thì có thể sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn.
Cefprozil chính là loại thuốc kháng sinh chỉ định điều trị các tình trạng liên quan đến nhiễm trùng
Cefprozil chính là loại thuốc kháng sinh chỉ định điều trị các tình trạng liên quan đến nhiễm trùng

3. Trường hợp chống chỉ định

Không được dùng thuốc Cefprozil cho các đối tượng bao gồm:
→ Đối tượng bệnh nhân nếu mẫn cảm với tất cả các thành phần của thuốc.
→ Những bệnh nhân bị dị ứng với thuốc kháng sinh cephalosporin.

4. Dạng bào chế và hàm lượng của thuốc

Thuốc Cefprozil được bào chế với các dạng với hàm lượng như sau:
→ Với viên nén: Bao gồm 500mg và 250mg.
→ Với thuốc bột: Bao gồm 500mg và 250mg.
→ Với siro: Bao gồm 250mg/5ml và 125mg/5ml.
→ Lưu ý: Hiện tại thì loại thuốc này ngưng sản xuất tại Canada nhưng nó vẫn được tìm thấy để mua dưới tên thương hiệu.

5. Cách sử dụng

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và lưu ý như sau:
→ Được sử dụng bằng đường uống và bạn có thể uống chung với thức ăn nếu như bị đau dạ dày.
→ Cần dùng thuốc một thời điểm trong ngày sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị.
→ Cần dùng thuốc đúng với liều lượng cũng như thời gian quy định kể cả lúc triệu chứng bệnh thuyên giảm, biến mất. Tuyệt đối không nên tự ý ngừng sớm thuốc Cefprozil vì có thể khiến vi khuẩn vẫn còn sống và tiếp tục phát triển gây tái nhiễm trùng.
→ Nếu như dùng thuốc nhưng vẫn không thấy bệnh thuyên giảm mà triệu chứng còn nghiêm trọng hơn. Thì cần liên hệ cùng bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp khác.

7. Liều lượng sử dụng

Nên dùng theo chỉ định bác sĩ. Thông tin liều dùng dưới đây chỉ do nhà sản xuất đưa ra và liều lượng có thể được điều chỉnh để phù hợp với sức khỏe, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.
Dùng thuốc với liều lượng như hướng dẫn
Dùng thuốc với liều lượng như hướng dẫn
Với người lớn khi dùng Cefprozil:
→ Nếu bị viêm phế quản dùng Cefprozil 500mg sau mỗi 12 giờ trong thời gian 10 ngày liên tục.
→ Nếu bị viêm bàng quang dùng Cefprozil 500mg sau mỗi 24 giờ trong thời gian 3 đến 7 ngày liên tục.
→ Nếu bị viêm tai giữa dùng Cefprozil 500mg sau mỗi 24 giờ trong thời gian từ 5 đến 7 ngày liên tục.
→ Nếu bị viêm phổi cộng đồng nhưng không nhập viện dùng Cefprozil 500mg sau mỗi 12 giờ và thời gian liên tục từ 7 đến 21 ngày.
→ Nếu bị viêm thận hoặc bể thận dùng Cefprozil 500mgl sau mỗi 12 đến 24 giờ và dùng trong 14 ngày liên tục.
→ Nếu bị viêm xoang dùng Cefprozil 250mg đến 500mg sau mỗi 12 giò và dùng trong 10 ngày liên tục.
→ Nếu bị mô mềm hay nhiễm trùng da sử dụng Cefprozil 250mg đến 500mg sau mỗi 12 giờ và dùng trong 10 ngày liên tục hoặc uống 500mg Cefprozil sau mỗi 24 giờ và dùng liên tục trong thời gian 10 ngày.
→ Nếu bị viêm họng hay viêm amidan dùng Cefprozil 500mg sau mỗi 24 giờ và sử dụng trong 10 ngày liên tục.
→ Nếu bị nhiễm trùng đường hô hấp trên dùng Cefprozil 500mg sau mỗi 12 đến 24 giờ và sử dụng trong 10 ngày liên tục.
Với trẻ em khi dùng Cefprozil:
→ Nếu trẻ bị bệnh viêm tai giữa từ 6 đến 12 tuổi dùng 15mg/kg thuốc Cefprozil sau mỗi 12 giờ và dùng 10 ngày liên tục. Nhưng không quá 1g mỗi ngày. Nếu trẻ từ 13 tuổi trở lên thì dùng như liều của người lớn.
→ Nếu trẻ bị viêm xoang trong độ tuổi từ 2 đến 12 dùng từ 7.5 đến 15mg/kg thuốc Cefprozil sau mỗi 12 giờ và sử dụng trong 10 ngày liên tục. Nhưng mỗi ngày không được dùng quá 1g. Nếu trẻ đã từ 13 tuổi trở lên thì dùng liều như người lớn.
→ Nếu trẻ bị mô mềm hoặc nhiễm trùng da độ tuổi từ 2 đến 12 sẽ dùng từ 20mg/kg sau mỗi 24 giờ và dùng trong 10 ngày liên tục. Nhưng liều dùng không được quá 1g mỗi ngày. Nếu trẻ đã 13 tuổi trở lên thì sử dụng như người lớn.
→ Nếu trẻ bị viêm họng hay viêm amidan trong độ tuổi từ 2 đến 12 sẽ dùng thuốc Cefprozil từ 7.5mg/kg sau mỗi 12 giờ và dùng trong 10 ngày liên tục. Nhưng không được dùng quá 1g mỗi ngày. Nếu trẻ đã từ 13 tuổi trở lên thì sử dụng như người lớn.

8. Cách bảo quản

Bạn cần để thuốc tại nơi mát mẻ, khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, tránh nhà tắm, ngăn đá tủ lạnh…

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC CEFPROZIL

1. Thận trọng khi sử dụng

Cần thận trọng khi dùng Cefprozil nếu thuộc về các trường hợp sau đây:
→ Bị dị ứng: Cần thông báo với bác sĩ, chuyên gia nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc hay penicillin hay kháng sinh cephalosporin nào khác.
→ Bị viêm đại tràng liên quan đến dùng kháng sinh: Nó có thể gây tình trạng viêm đại tràng do kháng sinh dẫn đến tiêu chảy nặng hoặc có máu.
→ Bị viêm đại tràng: Người tiền sử bị bệnh viêm đại tràng hay các bệnh về đường tiêu hóa cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
→ Bị bệnh về thân: Người bị suy giảm chức năng thận nên thông báo với bác sĩ trước khi dùng.
→ Mang thai: Vẫn chưa có kiểm nghiệm về độ an toàn của thuốc với phụ nữ mang thai. Do vậy nên dùng theo chỉ định từ bác sĩ.
→ Đang cho bé bú: Thuốc có thể đi vào sữa mẹ do vậy không nên dùng thuốc khi cho con bú.
→ Đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi: Vẫn chưa có nghiên cứu hiệu quả nào về việc dùng thuốc cho đối tượng này.
Lưu ý thuốc có thể gây chóng mặt do vậy bạn không nên lái xe, dùng máy móc… khi dùng Cefprozil. Và không được tiêm vắc xin trong giai đoạn dùng thuốc trừ khi có yêu cầu của bác sĩ.
Chú ý về tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra
Chú ý về tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra

2. Về tác dụng phụ

Nếu bạn xuất hiện một số triệu chứng dưới đây thì cần liên hệ với bác sĩ ngay: Bị tiêu chảy, buồn nôn, đau miệng, lưỡi, đau đầu, co thắt dạ dày, ngứa ở âm đạo.
Ngoài ra có một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra khi dùng thuốc cần liên hệ cùng bác sĩ ngay như: Đau bụng, sốt, tiểu ít, co giật, mất thính lực, đau bụng, đau khớp, chán ăn, vàng da, sẫm màu nước tiểu, tiêu chảy, ngứa da, phát ban, chảy máu bất thường, cảm thấy mệt mỏi.
Đồng thời ngưng sử dụng thuốc ngay và liên hệ cùng bác sĩ nếu như bạn: Bị tiêu chảy nghiêm trọng, đi tiêu có ra máu, bị khó thở, sưng mặt cổ họng, bị phát ban da gây tróc vảy, phồng rộp…
Ngoài ra còn những tác dụng phụ khác vẫn chưa được liệt kê. Do vậy nếu bản thân thấy bất cứ triệu chứng nào khác thường cần sớm liên hệ ngay với bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Dùng thuốc Cefprozil có thể sẽ tương tác với một số loại thuốc như là vắc xin thương hàn hoặc thuốc kháng sinh aminoglycoside hay thuốc Probenecid. Do vậy bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác.

4. Xử lý khi dùng thiếu liều hoặc quá liều

→ Nếu dùng thiếu liều: Có thể làm cho hiệu quả điều trị bị giảm vì vậy bệnh nhân nên bổ sung liều ngay sau khi nhớ ra. Nhưng nếu lúc nhớ ra gần với thời điểm uống liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua và uống thuốc đúng như lịch.
→ Nếu dùng quá liều: Có thể sẽ gây ra một số triệu chứng như tiêu chảy ra máu, buồn nôn… Bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn ngay.


LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA:
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ khi bệnh nhân dùng thuốc Cefprozil cần phải sử dụng đúng theo hướng dẫn từ chuyên gia. Nếu như bản thân có bất cứ một dấu hiệu nào bất thường cần liên hệ để được tư vấn ngay.
Author Image
AboutĐa khoa Hoàn Cầu

Soratemplates is a blogger resources site is a provider of high quality blogger template with premium looking layout and robust design

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét